HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: CÁCH LÀM PHẦN 2 BÀI THI NÓI B1 GOETHE

Trong những ngày qua, đã có không ít câu hỏi được gửi về WBS Training Vietnam với nội dung như: „Làm thế nào để thi nói B1 Goethe tốt?“, „Thầy cô có mẹo thi nói B1 không ạ?“, „Em muốn thi tốt phần 2 bài thi nói thì phải chú ý điều gì ạ?“, v.v.

Đây đây, câu trả lời đây rồi! Để giải đáp tất cả thắc mắc trên, WBS Training Vietnam xin giới thiệu một bài hướng dẫn chi tiết cách làm Phần 2 (Teil 2) trong bài thi nói B1 của viện Goethe. Hi vọng rằng bài viết dưới đây sẽ là chìa khóa giúp các bạn tháo gỡ những khó khăn trong quá trình ôn thi.

hướng dẫn thi nói b1
Các bạn cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho bài thi nói B1 Goethe.

1. Trong thời gian chuẩn bị

Phân bổ thời gian

  • Bạn nên phân bổ thời gian hợp lí và chỉ chuẩn bị cho Teil 2 của bài thi nói nhiều nhất 10’.

Hướng dẫn các bước chuẩn bị

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, xác định từ khóa

Bước 2: Xác định dạng đề bài

Thông thường, đề bài ở phần thi này có thể chia làm 4 dạng như sau:

Ja/Nein-Frage

z.B.: Soll man Fahrrad fahren?

W-Frage

z.B.: Wie lange sollten die Kinder fernsehen?

Lựa chọn A oder B

z.B.: E-Book oder Bücher

Từ chủ đề

z.B.: Verreisen

Bước 3: Brainstormen và ghi chép

Về cơ bản, cả 4 dạng đề đều phải giải quyết được 5 phần của bài thi nói. Tuy nhiên cách xử lý từng dạng đề có đôi chút khác nhau ở phần 4: Nêu ưu điểm & nhược điểm (Vorteile und Nachteile nennen) và phần 5: Phát biểu quan điểm cá nhân (Meinung äußern).  Tương ứng với từng phần cần giải quyết, WBS gợi ý cho bạn dàn ý cho các dạng đề như sau:

  Ja/Nein-Frage W-Frage A oder B
1. Einführung

Phần mở đầu thí sinh tự triển khai.

*Riêng với dạng đề „Từ chủ đề“, bạn nên đặt câu hỏi với từ chủ đề khi

chuẩn bị, rồi quy về dạng bài Ja/Nein-Frage hoặc W-Frage.

2. Meine persönlichen

Erfahrungen

Nêu trải nghiệm của bản thân về vấn đề

(Lưu ý: phần này không phải nêu ý kiến quan điểm cá nhân)

3. Die Situation in meinem Heimatland Liên hệ thực tế/nêu thực trạng vấn đề ở Việt Nam
4. Vor- und Nachteile

Đánh giá khách quan,
xây dựng ý tưởng dựa
theo ưu điểm nhược điểm.

Học viên trả lời câu hỏi của đề bài đã nêu.

Dựa trên câu trả lời,
triển khai đánh giá
khách quan, xây dựng ý
tưởng dựa theo ưu
điểm nhược điểm.

Đánh giá khách quan, xây dựng ý tưởng dựa theo ưu điểm HOẶC
nhược điểm của 2 chủ đề được đề cập.

Học viên nên đưa ra một ví dụ cho mỗi luận điểm được nêu ra.
5. Meine Meinung Dựa trên ưu/ nhược điểm đã nêu, thí sinh cần:
Đưa ra quan điểm cá
nhân bằng cách trả lời
câu hỏi đã đặt ra ở đề
bài và giải thích.
Đưa ra quan điểm cá
nhân và giải thích.
Nêu ra lựa chọn sử
dụng phương án nào trong đề bài và đưa ra quan điểm cá nhân,
giải thích.

Lưu ý quan điểm cá nhân cần gắn với cảm nhận của bản thân trong tình
huống cụ thể.

KHÔNG lặp lại ý kiến ưu điểm/ nhược điểm đã nêu ở phần 4 của bài thuyết trình.

Lưu ý quan trọng!!

Về Redemittel:

  • Nhiều bạn có xu hướng sử dụng nhiều Redemittel trong bài nói. Điều này không sai. Nhưng đôi khi vì quá lạm dụng Redemittel mà bài nói trở nên cứng nhắc. Thậm chí có những bài nói giám khảo chỉ nghe được toàn Redemittel, vì bản chất bài nói đó không có nội dung. Bạn chỉ nên dùng 1-2 Redemittel cho mỗi mục mà thôi.
  • Ngoài ra, WBS để ý thấy học sinh có xu hướng học thuộc phần dẫn dắt vào bài thuyết trình (Einführung). Vì học thuộc nên các bạn nói rất nhanh dẫn tới việc các âm cuối của từ không được bật rõ, ngữ điệu câu nghe không tự nhiên. Có thể phần này không trừ điểm nhiều, nhưng sẽ gây mất thiện cảm với giám khảo ngay từ đầu bài thuyết trình.

Về cách ghi chép:

  • 10’ không quá nhanh, nhưng cũng sẽ không đủ nếu như với mỗi ý bạn lại viết ra giấy một câu nắn nót trọn vẹn. Hơn nữa, viết cả câu sẽ khiến bạn bị phụ thuộc vào giấy khi trình bày bài với giám khảo. Kết quả là bạn sẽ bị trừ điểm diễn đạt.
  • Việc ghi chép cũng sẽ giúp bạn theo dõi được tiến trình bài nói và căn đủ thời gian khi nói.
  • Chỉ nên ghi chép từ mục thứ 2 trở đi. Dưới đây là một vài Tips về cách notizen bạn có thể tham khảo:
  • Gạch 4 dòng đầu dòng to, tương đương với 4 mục cuối của bài thuyết trình, hoặc bạn có thể đánh số 1,2,3,4.
  • Viết các ý trong mỗi mục bằng gạch đầu dòng nhỏ hơn
  • Viết tắt nếu có thể, càng ngắn gọn càng tốt nhưng phải đảm bảo bạn sẽ hiểu những gì mình viết sau này
  • Viết (cụm) động từ, danh từ, tính từ, không viết cả câu
  • Sử dụng biểu tượng mũi tên cho các ý có quan hệ nguyên nhân-kết quả
  • Vận dụng mindmap – sơ đồ tư duy
  • Ghi chú sang bên cạnh từ vựng, từ nối, cấu trúc, Redemittel bạn muốn sử dụng (nếu còn thời gian)

Bạn có thể tham khảo cách ghi chép của một bạn học sinh WBS với đề bài „Verreisen“ nhé!

hướng dẫn thi nói b1
Dàn ý của một bạn học sinh WBS về chủ đề “Verreisen”

2. Trước lúc thi nói

Lúc này bạn không còn thời gian nào để nghĩ thêm nữa. Việc bạn cần làm bây giờ là thật bình tĩnh.

WBS kể cho bạn một câu chuyện nhỏ: Trạng thái lúng túng, hồi hộp là do trong cơ thể bạn bây giờ đang có nhiều Adrenaline – một loại hoocmon vốn được tiết ra khi chúng ta nhìn thấy một con thú dữ chuẩn bị tấn công, nhằm thôi thúc bản năng chạy trốn của con người. Tuy trong phòng thi không có con thú nào cả, nhưng nếu có thể thì hãy vận động một chút để tiêu tốn bớt Adrenaline nha. 

Ngoài ra, để giữ bình tình, bạn hãy hít thở thật chậm, đều đặn và chỉ nghĩ đến hơi thở của mình cho đến khi bớt hồi hộp nhé.

3. Kết luận

Những kinh nghiệm nêu trên đây không phải là tất cả để có thể đạt điểm cao trong bài thi nói. Quan trọng trong bài thi này là khả năng vận dụng tiếng Đức, tư duy logic và nền tảng kiến thức chung của mỗi người. Tất cả những yếu tố này đều cần một khoảng thời gian dài luyện tập nhuần nhuyễn.

Ngoài ra đọc sách, đọc báo chí cũng là một tips hay WBS muốn nhấn mạnh cho mọi người. Vì đọc sách vừa củng cố thêm năng lực tiếng, cách hành văn, vừa rèn luyện tư duy logic và kiến thức xã hội.

Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi gì về kì thi Goethe, WBS sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi B1 sắp tới!

Đăng kí tư vấn

Liên hệ ngay với WBS Training Vietnam

Bài viết liên quan